<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; "><span style="">DSVHPVT Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nguồn: internet</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet)- Ngày 19/3, tại TP.Kon Tum, Bộ VHTTDL đã phối hợp UBND tỉnh Kon Tum và các tỉnh Tây nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.<br>
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đã tới dự Hội nghị.<br>
Tại Hội nghị các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, nêu lên những kết quả đã đạt được, những khó khăn gặp phải trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng.<br>
Theo Báo cáo của Cục Di sản văn hóa, những năm qua, với nỗ lực của 5 tỉnh Tây Nguyên đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cơ bản được bảo vệ và phát huy; chủ thể thực hành di sản, các cấp chính quyền đã nhận thấy sự quan trọng của việc lưu giữ cồng chiêng, tín ngưỡng, lễ hội do cha ông để lại và thường xuyên thực hành di sản trong các lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật của địa phương cũng như khu vực; nhiều không gian văn hóa, nghi lễ, tín ngưỡng được phục hồi, các liên hoan, ngày hội văn hóa được tổ chức… Bên cạnh đó, hoạt động truyền dạy cồng chiêng tại các địa phương đang được ưu tiên và triển khai hiệu quả. Hầu hết các tỉnh đều có chương trình đưa di sản cồng chiêng vào giảng dạy trong trường phổ thông dưới nhiều hình thức. Ngoài ra, các địa phương có di sản cồng chiêng đã tạo dựng được một đội ngũ nghệ nhân trẻ kế cận để đảm nhận sự trao truyền kinh nghiệm của thế hệ đi trước. Năm 2015, trong đợt xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lần thứ nhất có 52 người thực hành cồng chiêng tại 5 tỉnh Tây Nguyên được phong tặng danh hiệu.<br>
Tuy nhiên, công tác bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhiều nghi lễ truyền thống, văn hóa cồng chiêng liên quan đến nhà rông, nhà dài, bến nước, nương rẫy, nhà mồ, rừng... đang mất dần trong đời sống cộng đồng. Nhiều vùng đồng bào đã chuyển đổi tín ngưỡng dân gian truyền thống sang tôn giáo, bỏ lễ hội, cồng chiêng cũng như các phong tục tập quán liên quan. Đời sống và sinh hoạt hiện đại làm thay đổi nhận thức về tính thiêng của văn hóa cồng chiêng, nhiều hộ gia đình đã bán đi những bộ chiêng, ché, kpan quý. Việc hướng giới trẻ theo học cồng chiêng và các loại hình văn hóa dân tộc cũng khó khăn, trong khi nhiều nghệ nhân giỏi, từ nghệ nhân chỉnh sửa chiêng đến nghệ nhân trình diễn, múa Xoang lần lượt qua đời…<br>

<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center;"><em><span style="">Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Trần Thị Nga đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: baovanhoa</span></em></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
Trước thực trạng đó, các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều phương án nhằm bảo tồn một các tốt nhất di sản này, trong đó có việc thực hiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh theo quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” và Nghị định 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, cần tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng, đồng thời tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng mô hình chung tay hỗ trợ nghệ nhân cồng chiêng, sử thi đã và đang được triển khai ở Gia Lai và một số tỉnh lân cận.<br>
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã biểu dương những kết quả đạt được trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhất là việc sưu tầm và nghiên cứu của Tây Nguyên trong 10 năm qua đồng thời nêu lên những thách thức hiện nay trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng. Thứ trưởng đề nghị các địa phương tích cực phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những điểm yếu tại hội nghị đã chỉ ra như kiện toàn các câu lạc bộ, thành lập mới các câu lạc bộ cồng chiêng ở các địa phương... để cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng phát triển hơn nữa.<br>
<span style="">T.Thủy (Tổng hợp)</span><br>
</div>

Theo cinet.vn

View more random threads: