<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet)- Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai chiến lược “Internet+”, kết hợp di sản văn hoá dân tộc với thương mại điện tử là một mô hình tư duy kiểu mới.<br>
Những năm qua, thương mại điện tử phát triển như vũ bão ở Trung Quốc. Trung tâm Nghiên cứu Thương mại Điện tử Trung Quốc ra báo cáo cho thấy, nửa năm đầu năm 2015, tổng kim ngạch giao dịch thương mại điện tử của Trung Quốc lên tới 7.630 tỷ Nhân dân tệ, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước.<br>
Phó Chủ tịch Tập đoàn Alibaba Phương Kiến Sinh cho biết, Trung Quốc đã có 668 triệu cư dân mạng, cư dân mạng ở độ tuổi dưới 40 chiếm 80% tổng dân số, trong thời đại “Internet+”, làm thế nào để văn hoá truyền thống chắp thêm đôi cánh Internet là vấn đề hiện thực và quan trọng đang đặt ra cho Trung Quốc và hy vọng thương mại điện tử cũng mang lại sức sống mới cho các di sản văn hoá dân gian.<br>
Trong số các di sản văn hoá dân gian này bao gồm nghệ thuật “nặn tò he Nhiếp Gia Trang”, di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc. Hàng trăm năm qua, sau khi hoàn thành các tác phẩm nặn tò he, người thợ ở Nhiếp Gia Trang chỉ có thể đem đi bán tại các chợ xung quanh, phạm vi tiêu thụ chỉ hạn chế ở những thị trấn, huyện và thành phố xung quanh. Nhưng hiện nay, các tác phẩm nặn tò he đã được đưa lên trang mạng mua sắm trực tuyến, tác phẩm nặn tò he được bán ở khắp nơi Trung Quốc.<br>
Nghệ thuật thủ công dân gian được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng trí tuệ thể hiện văn hoá đặc sắc của dân tộc Trung Hoa, là di sản văn hoá quý báu. Mặc dù sau khi bước vào xã hội hiện đại, những di sản văn hoá này đã gặp phải không ít trở ngại như: thị trường khó khăn trong việc đột phá, sự hạn chế về không gian, cơ chế định giá chưa chín muồi, tính tích cực của các nghệ nhân nhiều ngành nghề truyền thống rất khó phát huy..., di sản quý báu từng một thời gian bị lãng quên. Tuy nhiên cùng với sự phát triển và thâm nhập của mặt bằng thương mại điện tử, biên giới thị trường của di sản văn hoá dân tộc Trung Hoa đã được mở rộng với mức lớn, những di sản văn hoá từng bị lãng quên đã dần toát lên sức sống, cộng thêm khâu trung gian trong chuỗi ngành nghề hữu quan được dỡ bỏ, giá trị của sản phẩm di sản văn hoá đang được thực hiện ở mức tối đa. Ngoài ra, thương mại điện tử không những có thể tạo mặt bằng cho di sản văn hoá dân tộc, mà còn có thể quảng bá tác phẩm và gửi gắm tâm trí của các nghệ nhân và nghệ sĩ. Như vậy mới có càng nhiều người trẻ sẵn sàng dấn thân vào ngành văn hoá truyền thống, để từ đó văn hoá truyền thống Trung Quốc mới có hy vọng kế thừa và phát triển.<br>
<span style="">T.T (Tông hợp từ china.com)</span></div>

Theo cinet.vn

View more random threads: